Tip #1: Câu hỏi nhắm tới những mức cao trong thang nhận thức
Bạn đã biết về 6 mức độ nhận thức theo thang phân loại của Bloom. Sau đây là 6 câu hỏi theo mức độ từ thấp đến cao để bạn thấy sự khác biệt của những câu hỏi nằm ở mức cao:
1 - mức Nhớ: Em hãy nêu khái niệm từ ghép
2 - mức Hiểu: Hãy giải thích vì sao lòe loẹt là từ láy?
3 - mức Áp dụng: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra nếu ta không tuân thủ phương châm hội thoại số 2?
4- mức Phân tích: Ý nghĩa của cuốn sách này là gì?
5 - mức Đánh giá: Giải pháp nhiên liệu thay thế nào là khả thi nhất?
6 - mức Sáng tạo: Hãy xây dựng bộ câu hỏi để test trí thông minh của một người.
Tip #2: Đánh thức những điều riêng tư và cá nhân
Câu chuyện có gợi cho em về ký ức nào của bản thân không?
Có nhân vật nào trong cuốn truyện này giống em không?
Kể cả X. là một người không được tác giả ủng hộ, nhưng em có tìm thấy điểm chung nào giữa mình với nhân vật?
Nếu em là Kiều, em sẽ làm gì trong tình huống đó?
Ngoài đời em từng gặp ai giống nhân vật Y. chưa?
Tip #3: Hỏi đúng trọng tâm, chỉ đích xác một ý cốt lõi nào đó
Tác giả muốn nói điều gì qua câu chuyện?
Trong 3 nhân vật, ai là quan trọng nhất?
Nhân vật phụ X. có thể thiếu được không?
Vai trò của anh ta?Điều gì khiến em ngạc nhiên nhất trong bài?
Điều gì khiến em thay đổi nhiều nhất sau khi đọc xong câu chuyện?
Nhan đề đã thật phù hợp với tác phẩm?
Tip #4: Kéo tác giả vào cuộc
Nếu bây giờ Nguyễn Tuân tới đây, em sẽ hỏi ông ta câu gì?
Có điều gì quái lạ, kỳ quặc trong truyện không?
Tại sao tác giả lại viết như vậy?
Em nghĩ vì lý do gì mà tác giả viết tác phẩm này?
Tip #5: Trao quyền cho HS, khơi gợi ý thức cá nhân, làm chủ
Hãy phản đối tác giả ở một điểm nào đó?
Nếu em là nhân vật?
Viết lại đoạn kết
Thay đổi một phần tùy ý trong tác phẩm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét