Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Một chuyện để nghĩ

1. Mọi giáo viên và mọi nơi trong nhà trường này đều kể với mình những câu chuyện có mô típ như sau:
- X. là một đứa cá biệt/đanh đá cá cầy/hay vi phạm lỗi A./tinh tướng hay cãi... Đại khái là những học sinh không giống hình dung và mong muốn của giáo viên.
- Anh/chị đã dùng cách này nè (giấy tờ/hình phạt/phụ huynh/chép phạt/quy trình/điểm hạnh kiểm/giám thị).
- Cuối cùng nó sợ chết khiếp/có dám nữa đâu/đỡ rồi/không hề ho he gì nữa/thay đổi/ngoan.

Và rất dễ kết luận rằng mình đã thay đổi được một học trò.
Trong lúc thực thi các giải pháp kỷ luật, thầy cô phải có một niềm tin và luôn phải tự nhủ với mình rằng: "Mình có thể bị ghét, làm nó ghét, nhưng đó là điều tốt cho nó. Rồi mai sau nó sẽ hiểu. Phụ huynh sẽ hiểu."

2. Vấn đề là:
- Có thật mình thay đổi được HS hay chỉ làm cho HS tạo ra một vỏ bọc trước mặt mình hòng yên chuyện?
- Làm sao mình lại biết được cái gì là tốt cho ai đó?
- Làm sao mình dám chắc hành vi của HS là sai trái, là lỗi lầm mười mươi?
- GV có từng phạm lỗi như vậy? GV có thích bị ai ép buộc?

3. Hồ nghi của mình:
- Đằng sau lỗi sai có thể là một nỗi sợ.
- Tại sao không ai kể rằng mình đã "nói chuyện" với HS như thế nào và hiểu ra điều gì?
- Tại sao luôn có kẻ thắng người thua? Mình không thắng HS thì HS sẽ đè đầu cưỡi cổ mình thật ư? Có cách nào bình đẳng, vui vẻ hơn?
- Những đứa trẻ ngoan ngoãn là những đứa sẽ nổi loạn kinh khủng nhất khi nó thoát ra được những lời khuyên và ép buộc thuở ấu thơ.
- Những đứa bị rèn giũa, cải tạo nặng quá thì sẽ phạm tội vì nó đã bị gắn nhãn là kẻ xấu rồi.
- Các biện pháp hay ho, thông minh của GVCN lúc nào cũng chứa sự cưỡng bức trong đó và tích tụ dần, trẻ con sẽ cảm thấy bị tổn thương.

4. Đáp án cuối cùng:
Chưa có. Mình đang tìm hiểu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét