Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

[Phần 1] 3 bước soạn bài hiệu quả (Ngọc Hà dịch)


Để soạn được một giáo án hiệu quả nhất, dĩ nhiên bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian, sự chăm chỉ cùng khả năng thấu hiểu mục tiêu, năng lực học tập của học sinh. Mục đích của soạn giáo án cũng giống như mục đích của việc dạy học nói chung, đều là để thúc đẩy học sinh hiểu những gì bạn đang dạy và ghi nhớ nhiều nhất có thể. Sau đây là một số ý tưởng giúp bạn tạo ra hiệu suất tối đa cho công việc này.

Bước 1: Vạch ra CẤU TRÚC CƠ BẢN cho giáo án

Mục tiêu: Dạy học sinh hiểu về các mùa
1. Hiểu rõ mục tiêu của mình

Khi bắt đầu mỗi bài soạn, hãy viết mục tiêu bài học vào phần trên cùng của giáo án. Hãy làm cho mục tiêu ấy trở nên đơn giản tới không ngờ nổi. Chẳng hạn: “Học sinh có khả năng nhận biết những cấu trúc cơ thể khác nhau của động vật cho phép chúng ăn, thở, vận động và phát triển”. Một cách cơ bản nhất, đây chính là những gì mà học sinh có thể làm được sau khi học bài! Nếu muốn kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ nói rõ hơn cách để học sinh thực hiện được mục tiêu này (qua video, trò chơi hay thẻ flashcard, v.v..?)
  • Nếu đang phải làm việc với những học sinh giỏi, chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu cơ bản kiểu như “Phát triển kỹ năng đọc hoặc viết”. Trường hợp này đòi hỏi bạn phải tập trung vào mục tiêu phát triển kỹ năng hoặc hình thành khái niệm. Bạn có thể xem lại một bài viết gần đây trên wikiHow để hiểu rõ hơn cách viết mục tiêu bài học.

Hiểu văn xuôi của Shakespeare từ một góc nhìn khác, chuẩn bị thi giữa kỳ

2. Viết ra đại ý

Dùng bút nét lớn để gạch đầu dòng những ý tưởng lớn nhất cho bài học. Ví dụ, nếu bài học của bạn là về Hamlet của Shakespeare, thì đại ý phải bao quát được vị trí của Hamlet trong sự nghiệp Shakespeare; mức độ xác thực của các sự kiện lịch sử được miêu tả trong tác phẩm; và mối liên hệ giữa chủ đề khát vọng và do dự với hiện thực xã hội ngày nay.
  • Điều này cũng còn tùy thuộc vào độ dài tiết học. Chúng ta có thể ước lượng khoảng tầm 6 bước cơ bản cho mỗi bài học, và tất cả 6 bước này phải được nói tới trong đại ý. Dĩ nhiên bạn có thể ước lượng nhiều bước hơn thế.


3. Lập biểu đồ thời gian

Nếu có quá nhiều nội dung phải dạy trong một khoảng thời gian cố định, hãy chia bản kế hoạch của bạn thành từng phân đoạn mà ở đó, ta có thể điều chỉnh tốc độ giảng dạy nhanh lên hay chậm đi, phòng khi có những nội dung/tình huống đột xuất xuất hiện. Chúng ta sẽ thử thực hành điều này trên một tiết học kéo dài 1 tiếng.

-        1:00 đến 1:10 (10p): Khởi động: Thiết lập sự tập trung của cả lớp và kết nối nội dung thảo luận hôm qua (về các bi kịch kinh điển) với vấn đề của hôm nay (vở kịch Hamlet).
-        1:10 đến 1:25 (15p): Trình chiếu thông tin: Tóm tắt sự nghiệp Shakespeare, tập trung vào giai đoạn 2 năm trước và sau Hamlet.
-        1:25 đến 1:40 (15p): Thực hành có hướng dẫn: Cả lớp thảo luận về chủ đề chính của vở kịch.
-        1:40 đến 1:55 (15p): Tự thực hành: Cả lớp viết những đoạn văn ngắn mô tả những sự kiện ngày nay theo văn phong Shakespeare. Đặc biệt, nên khuyến khích những học sinh khá viết 2 đoạn văn, và kèm cặp thật tỉ mỉ đối với những học sinh tiếp thu chậm hơn.
-        1:55 đến 2:00 (5p): Kêt luận: Thu lại bài làm của học sinh, giao bài tập về nhà, giải tán lớp học.


4. Thấu hiểu học sinh

Hãy nhận diện thật rõ đối tượng mà bạn đang có trách nhiệm giáo dục. Phong cách học tậpcủa chúng là gì (thiên về thị giác, thính giác, xúc giác hay kết hợp tất cả)? Những gì chúng đã biết rồi, chỗ nào còn chưa rõ? Trước tiên hãy hướng trọng tâm giáo án tới việc đáp ứng nhu cầu của tất cả các nhóm học sinh trong lớp, rồi sau đó mới thay đổi dần để phù hợp với những học sinh khiếm khuyết, những em gặp khó khăn trong việc tiếp thu hoặc không có động lực học, cũng như học sinh tài năng.
  • Điều thách thức ở đây là bạn đang làm việc với một tập hợp hỗn độn những người hướng ngoại và hướng nội. Một số học sinh thể hiện ưu thế khi làm việc độc lập trong khi số còn lại sẽ phát triển tốt nếu được làm việc cặp/nhóm. Bạn phải hiểu rõ điều này để tạo ra các hoạt động tác động được lên từng nhóm sở trường khác nhau.
  • Chưa dịch được.


5. Tạo mô hình học tập dựa trên sự tác động lẫn nhau giữa các học sinh khác nhau

Một số học sinh làm tốt khi được độc lập, số khác theo cặp, số khác theo nhóm lớn. Khi bạn để chúng tự tác động và xây dựng lẫn nhau cũng chính là lúc bạn đang làm công việc của mình. Tuy nhiên, vì mỗi học sinh đều khác biệt, nên hãy cố tạo điều kiện để tất cả các hình thức tác động có thể có đều được xảy ra. Học sinh của bạn (và tinh thần đoàn kết lớp) chắc chắn sẽ khá lên!
  • Trên thực tế, bất kỳ hoạt động nào cũng có thể được thiết kế thành các dạng khác nhau: làm độc lập, làm theo cặp và theo nhóm. Nếu ý tưởng của bạn đã được sơ đồ hóa chi tiết rồi thì hãy xem thử có cách nào sửa chữa nó để kết hợp thêm các dạng thức hoạt động khác không. Thường thì vấn đề chỉ nằm ở chỗ bạn có khéo léo chắp nối vấn đề hay không thôi.

6. Đặt bài dạy vào nhiều phong cách đa dạng

Chúng ta có những học sinh chẳng thể ngồi yên suốt một đoạn phim dài 25p, và chúng ta cũng có những học sinh đọc say sưa một đoạn trích dài 2 trang giấy mà chẳng phân tâm chút nào. Trong hai nhóm học sinh trên, chẳng có nhóm nào ngớ ngẩn hơn nhóm nào cả. Hãy giúp đỡ chúng bằng cách thay đổi hoạt động liên tục để tận dụng những khả năng khác nhau của các em.
  • Mỗi học sinh học theo một cách khác nhau. Một số cần phải được nhìn thấy thông tin, một số cần nghe, và số khác cần được sờ nắm chúng theo đúng nghĩa đen. Nếu bạn đang dành một khoảng thời gian đáng kể để nói thì nên dừng ngay việc này lại đi, và, thay vào đó, để học sinh tự nói. Nếu chúng đang đọc, bạn thử đưa ra một hoạt động thực hành để kiến thức được đi vào thực tiễn sinh động. Khi ấy, học sinh cũng sẽ ít cảm thấy chán nản hơn.
Bước 2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét